Ting - Ứng dụng giúp việc nhà

Chỉ 30s tải app cực nhanh!

(4,809)

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ em

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh lây lan với tốc độ nhanh chóng, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào. Cùng Ting tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây từ người này sang người khác. Đường lây nhiễm chính của bệnh này là qua đường tiêu hóa, qua nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

Trước khi tìm hiểu cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, các phụ huynh cần biết cách nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện sau:

  • Sốt: Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ bắt đầu sốt nhẹ. Các trường hợp sốt cao không hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
  • Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông,…
  • Đau họng, chảy nước miếng nhiều và liên tục.
  • Biếng ăn
  • Không chịu ngủ, khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm.

    Bệnh tay chân miệng là gì?
    Bệnh tay chân miệng là gì?

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thông thường, nếu trẻ có tình trạng sốt nhẹ <38,5 độ c, trẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa được thì bác sĩ sẽ cho điều trị bệnh tại nhà. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả và chuẩn khoa học:

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, các phụ huynh nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, cho trẻ uống nhiều nước, tránh thức ăn chua, cay gây đau đớn tại các vết loét miệng.
  • Khi trẻ có triệu chứng sốt >38 độ C, cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol, lặp lại 4-6 giờ mỗi khi trẻ có tình trạng sốt lại. Vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn, ba mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Tại các vị trí tổn thương ngoài da, sử dụng gel bôi có thành phần nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate,…Các thành phần này giúp nhanh lành tổn thương da, không để lại sẹo.
  • Khi áp dụng cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, phụ huynh nên cách ly trẻ bệnh với trẻ khác, khi chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang cho mình và cả trẻ bệnh. Sau khi tiếp xúc với trẻ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để hạn chế lây lan bệnh khi chăm sóc trẻ lành.
  • Các vật dụng ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, muỗng, chén ăn cơm,.. nên được khử khuẩn và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ. Tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho bé hằng ngày bằng xà phòng và nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.

    Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
    Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Lưu ý: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh thường sẽ không có tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Ngược lại, việc dùng kháng sinh tùy tiện có thể gây hại sức khỏe và khiến cho bệnh nặng hơn. Nếu áp dụng những cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà nhưng tình trạng trẻ không được cải thiện sau vài ngày, hoặc nếu có dấu hiệu khác như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao,… bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mỗi lần mắc bệnh tay chân miệng cơ thể trẻ sẽ hình thành kháng thể chống lại virus gây bệnh, tuy nhiên kháng thể này rất yếu. Do đó, phụ huynh không nên chủ quan, sau khi thực hiện cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, trẻ đã khỏi bệnh vẫn phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em, vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, cần chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị mắc bệnh hoặc trẻ đã khỏi bệnh trong thời gian đầu.
  • Thường xuyên vệ sinh các đồ dùng cá nhân của trẻ và lau dọn nhà cửa bằng các dung dịch sát khuẩn phù hợp.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay hoặc những vật dụng ăn uống.

    Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?
    Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?

Kết luận

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Hy vọng với những cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà mà Ting chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để chăm sóc cho con yêu của mình trong giai đoạn mắc bệnh tay chân miệng.

Thông tin liên hệ:

WebsiteTing.vn

Địa chỉ: 321 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0933 946 947

Rate this post
  • All Post
  • Chia sẻ kinh nghiệm