Ting - Ứng dụng giúp việc nhà

Chỉ 30s tải app cực nhanh!

(4,809)

5 tuyệt chiêu làm sạch đũa mốc đơn giản và an toàn

Đũa sử dụng lâu ngày bị mốc và có mùi khó chịu. Chúng ta nên xử lý như thế nào để vừa an toàn, vùa đơn giản? Hãy để Ting mách bạn 5 tuyệt chiêu làm sạch đũa mốc nhanh chóng và dễ dàng qua bài viết dưới đây nhé!

Cách làm sạch đũa mốc bằng chanh hoặc giấm

Đũa gỗ hoặc tre sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng bị ấm ướt, đây cũng là điều kiện thuận lợi để nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Chanh và giấm được biết đến như một vị “cứu tinh” có công dụng làm sạch nhiều vật dụng trong nhà. Trong số đó, là khả năng đánh bay các vết mốc trên đũa một cách an toàn và hiệu quả.

Đối với giấm

Giấm có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sạch đũa mốc. Bạn pha chén giấm với một ít mật ong. Dùng hỗn hợp này thấm qua một chiếc khăn bông sạch. Sau đó, dùng khăn lau lên đũa, lặp lại nhiều lần đến khi đánh bay vết mốc hoàn toàn. Cuối cùng, bạn rửa sạch đũa với nước, phơi khô đũa dưới ánh nắng mặt trời.

Làm sạch đũa mốc bằng giấm
Làm sạch đũa mốc bằng giấm

Đối với chanh

Nước cốt chanh có tính axit giúp làm sạch vết bẩn và khử mùi cực kỳ hiệu quả. Bạn vắt nước cốt chanh tươi rồi pha loãng với 1 lít nước sôi. Sau đó, ngâm đũa bị mốc vào dung dịch này từ 15-20 phút. Lúc này, các vết mốc sẽ bong ra,  bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và đem đi phơi khô là có thể yên tâm sử dụng những đôi đũa sạch thơm này.

Làm sạch đũa mốc bằng chanh
Làm sạch đũa mốc bằng chanh

Làm sạch đũa mốc bằng baking soda và chanh

Baking soda là một nguyên liệu thường gặp, được các bà nội trợ sử dụng để tẩy các vết mốc trên đồ vật. Vì vậy, việc dùng baking soda để làm sạch đũa mốc là một phương pháp hiệu quả an toàn.

Cách thực hiện như sau: Bạn trộn một lượng baking soda vừa đủ với nước cốt chanh rồi thoa đều lên từng chiếc đũa, đem đi phơi nắng trong 30 phút. Hoặc để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể sử dụng một chiếc khăn sạch để chà lên các vết mốc. Cuối cùng, bạn đem rửa sạch với nước nóng. Lau đũa khô ráo trước khi sử dụng.

Làm sạch đũa mốc bằng baking soda và chanh
Làm sạch đũa mốc bằng baking soda và chanh

Cách làm sạch đũa bị mốc với muối

Một cách làm sạch đũa mới mua hiệu quả đó chính là sử dụng muối. Đây là một nguyên liệu quen thuộc, có giá thành rẻ và dễ tìm nên được nhiều chị em nội trợ áp dụng để làm sạch đũa mốc.

Bạn thực hiện như sau: Chuẩn bị nước hòa cùng một chút muối rồi đem đi đun sôi trong khoảng 5-7 phút. Sau đó, cho các đôi đũa bị mốc và ngâm trong khoảng 10 phút. Cuối cùng, vớt đũa ra và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Cách làm sạch đũa bị mốc với muối
Cách làm sạch đũa bị mốc với muối

>> Xem thêm bài viết: Mách bạn 12 cách khử mùi lò vi sóng đơn giản và hiệu quả

Cách làm sạch đũa mốc bằng nước nóng

Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần rửa sạch những đôi đũa bị mốc với nước nóng rồi đem đi phơi khô. Nếu duy trì phương pháp này thường xuyên đũa của gia đình bạn sẽ luôn sạch sẽ và thơm tho.

Cách làm sạch đũa mốc bằng nước nóng
Cách làm sạch đũa mốc bằng nước nóng

Sử dụng nước rửa bát để làm sạch đũa mốc

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, thì cách dùng nước rửa chén để làm sạch đũa mốc là cách được nhiều chị em ưa chuộng nhất. Bởi đây là cách vệ sinh quen thuộc cho bát đũa của gia đình.

Cách thực hiện như sau: Bạn cho nước rửa chén vào một miếng xốp có thấm nước, chà sạch các vết mốc bám trên đũa. Cuối cùng, ngâm lại với nước nóng rồi xả sạch với nước và đem đi phơi khô.

Sử dụng nước rửa bát để làm sạch đũa mốc
Sử dụng nước rửa bát để làm sạch đũa mốc

Tác hại khi sử dụng đũa bị mốc

Đũa thường được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như: tre, gỗ,…Qua một thời gian sử dụng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách thì đũa sẽ tiết ra chất Aflatoxin B1 – chất gây ung thư và ngộ độc mãn tính cho người dùng.

Theo các nghiên cứu khóa học, Aflatoxin B1 là nhóm chất độc hại, gây bệnh ung thư gan ở con người. Ngộ độc thực phẩm do nấm mốc gây nguy hiểm đến hệ tiêu hóa thường có các triệu chưng như nôn ối, đau bụng, tiêu chảy,…

Tác hại khi sử dụng đũa bị mốc
Tác hại khi sử dụng đũa bị mốc

Những lưu ý khi sử dụng đũa gỗ

Thay đũa định kỳ

Sau khi sử dụng một thời gian, đũa sẽ có tính chống ẩm thấp hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng đi vào bên trong thân đũa. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe gia đình bạn nên thay đũa định kỳ khoảng 3-6 tháng lần hoặc đũa có biểu hiện nấm mốc.

Vệ sinh nơi đựng đũa

Hãy thường xuyên vệ sinh khay đựng đũa để đảm bảo không còn nước tồn động gây ẩm ướt đũa và tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển.

Vệ sinh nơi đựng đũa
Vệ sinh nơi đựng đũa

Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng

Nguyên nhân dẫn đến đũa bị nấm mốc là do bị dính nước hoặc thức ăn bám trên đũa trong thời gian dài. Vì vậy, bạn hãy rửa sạch đũa ngay sau khi sử dụng và mang chúng đem đi phơi hoặc sây khô để vi sinh vật không có cơ hội phát triển.

Kết luận

Thường xuyên sử dụng đũa mốc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy, hãy áp dụng các phương pháp làm sạch đũa mốc trên để đáng bay các vết mốc trên đũa, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.

Thông tin liên hệ:

WebsiteTing.vn

Địa chỉ: 321 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0933 946 947

Rate this post
  • All Post
  • Chia sẻ kinh nghiệm